Top 5 Loại Bánh Đặc Sản SaPa Mà Chắc Chắn Bạn Phải Thử

0
276
Rate this post

Đi du lịch Sapa thưởng thức phong cảnh và khí hậu tuyệt vời ở đây. Không chỉ có phong cảnh hữu tình, nơi đây còn nổi tiếng với những thức bánh đặc sản Sapa vừa vừa nhìn đã muốn ăn. Vậy những món bánh nào mà bạn nên thử một lần khi ghé thăm Sapa? Hãy cùng theo chân Topthuonghieu để tìm hiểu về 5 loại bánh nổi tiếng tại SaPa nhé.

>>>Xem ngay:

Mục Lục

1. Bánh Đao – Một Trong Các Loại Bánh Đặc Sản SaPa Độc Đáo

Loại bánh đặc sản SaPa đầu tiên mà bạn nên thử khi ghé thăm nơi đây là bánh Đao (hay còn gọi là Páu Cò). Bánh Đao một loại bánh mà một số người dân tộc vùng cao Sapa thường làm vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Giống như bánh dầy, bánh đao cũng được làm từ một ít bột nếp và đa số là bột đao. Có thể nói hương vị của bánh vô cùng hấp dẫn nếu bạn muốn thưởng thức bánh đao hãy trải nghiệm tour du lịch Sapa vào mùa thu.

Bánh Đao
Bánh Đao

Nguyên liệu làm bánh Đao Sapa bao gồm: đao và gạo nếp. Gạo nếp được xay thành nước bột. Sau đó, đem nước bột lọc qua khăn cho vừa khô bột bọc bên trong. Tỷ lệ pha bột là bọt đao 2 phần, bột nếp 1 phần. Tiếp đến là công đoạn nặn bột thành những nắm bằng chiếc chén, gói vào lá chuối, buộc lại rồi cũng xôi như bánh ngô. Bánh Đao làm xong có hương thơm của gạo nếp và đao, khi ăn sẽ có vị thơm mát, dẻo như chiếc bánh dợm người Kinh vẫn làm. Bánh đao bảo quản nơi khô ráo có thể để hàng chục ngày mà không hư, mốc.

Bánh đao
Bánh đao

Về hình dáng thì bánh đao hơi giống chiếc bánh tro vào người kinh chúng ta. Tuy nhiên mùi vị của chúng lại có phần khá giống bánh dợm. Loại bánh đặc sản SaPa này chắc chắn sẽ là thức quà mới lạ nếu bạn muốn mang về cho người thân. Ghé thăm SaPa thì hãy một lần thử loai bánh đặc sản SaPa mới lạ này nhé.

2. Bánh Dầy “Páu Plậu” – Một Trong Các Loại Bánh Đặc Sản SaPa Dẻo Dai

Là con cháu trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, chắc chắn bạn không thể không biết đến món bánh dầy truyền thống từ bao đời nay. Những chiếc bánh trắng muốt, dẻo dai, bùi bùi cùng nhân đậu xanh sẽ mang lại hương vị khó quên. Cũng như bánh dầy ở nơi khác, bánh dầy (hay còn gọi Páu Plậu) là loại bánh đặc sản Sapa vô cùng dẻo dai, thơm ngon.

Bánh Dầy “Páu Plậu”
Bánh Dầy “Páu Plậu”

Bánh dầy gắn với truyền thuyết về hoàng tử Lang Liêu, tương truyền xảy ra vào đời vua Hùng thứ 6 của nước Văn Lang. Theo đó, Lang Liêu đã được báo mộng để làm ra chiếc bánh giầy hình tròn, tượng trưng cho trời, còn bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho đất; hai thứ này được dùng để dâng lên vua cha trong ngày đầu xuân. Ngoài việc lý giải nguồn gốc của bánh chưng, bánh dầy, sự tích trên nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc và tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn minh lúa nước.

Bánh Dầy “Páu Plậu”
Bánh Dầy “Páu Plậu”

Để làm nên những chiếc bánh dầy dẻo thơm, người ta chọn loại gạo nếp ngon, độ kỹ rồi giã trong cối tới khi có được một khối bột nếp chín dẻo quánh. Những chiếc bánh tròn và trắng nõn chứa đầy sự tỉ mỉ của người làm bánh. Món bánh này có thể để được tầm một tuần. Nếu muốn lâu hơn thì làm dẹt bánh ra và phủ thêm một lớp bột. Như vậy sẽ bảo quản được lâu hơn. Khi dùng chỉ cần lấy ra hấp hoặc chiên lại là được. Món bánh đặc sản Sapa này sẽ là món quà ý nghĩa cho bạn bè,  người thân của bạn.

3. Bánh Ngô – Một Trong Các Loại Bánh Đặc Sản SaPa Được Làm Từ Ngô Non

Bánh ngô là một loại bánh đặc sản SaPa với cái tên rất ngộ nghĩnh là “páu pó cừ” và thường được làm vào tháng 4 và tháng 5 tính theo âm lịch. Nguyên liệu chính để làm nên chiếc bánh ngô thơm bùi không lẫn vị là những hạt ngô non được chọn lựa kĩ lưỡng. Khi hạt ngô vẫn còn non sữa, người dân sẽ hái ngô, dùng dao băm nhỏ cả bắp, sau đó cho tất cả vào cối xay đá và xay nhuyễn thành bột.

Bánh Ngô
Bánh Ngô

Trong quá trình xay bắp, để không mất vị ngọt tự nhiên của ngô, người dân đã không cho thêm nước vào. Bột ngô nhuyễn sẽ được quấn trong lá ngô hoặc lá chuối rồi mang đi hấp hoặc đồ. Những hạt ngô được chắt chiu từ những tinh túy của đất trời và sự miệt mài, hăng say của người dân bản làng để chế biến thành bánh. Bánh ngô là một món ăn độc đáo của mảnh đất mù sương Sapa.

Bánh ngô
Bánh ngô

Vì sao nên thử bánh ngô – bánh đăc sản SaPa

  • Bánh vô cùng an toàn và chất lượng bởi những nguyên liệu thiên nhiên, tươi sạch không thuốc bảo quản.
  • Bánh ngô có vị thơm, bùi đặc trưng của ngô trên các nương rẫy nhưng lại mang sự tươi mát, mịn màng.
  • Có thể để được trong thời gian rất lâu, do vậy bạn có thể mua món bánh về làm quà cho người thân, bạn bè thì không cần lo mốc hỏng nhé.

Bánh ngô là loại bánh đặc sản SaPa có thể để được trong vòng gần 3 ngày. Nếu như muốn giữ thời gian lâu dài, để cả tuần thì phải chú ý bọc kín bánh bằng lá chuối rồi bỏ vào trong thùng nước sạch để ngâm, lúc ăn thì cho vào nồi hấp lại cho nóng. Khi muốn thưởng thức món bánh này, bạn chỉ việc nhẹ nhàng dùng tay bóc lớp lá chuối ra là xong, không cần phải dùng đến bát đũa.

4. Bánh Chưng Đen – Trắng – Một Trong Các Loại Bánh Đặc Sản SaPa

Bánh chưng đen – trắng là một món bánh đặc sản SaPa quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người Giáy. Bánh thường được làm để thờ cúng tổ tiên vào dịp Tết Nguyên Đán và được người Giáy vô cùng trân trọng. Bánh được làm bằng gạo nếp truyền thống hạt to, tròn, thơm, dẻo. Màu đen của bánh được làm từ bột tro của cây núc nác. Cũng chính vì thế, bánh có hương vị đặc biệt hơn, khi ăn sẽ không bị nóng cổ, nóng bụng như bánh chưng thường vì tro của cây núc nác đã khử mùi chua, độ nóng của gạo nếp.

Bánh Chưng Đen – Trắng
Bánh Chưng Đen – Trắng

Quy trình làm bánh chưng trắng đen – Bánh đặc sản SaPa

  • Gạo nếp nương đem ngâm và vo gạo thật kỹ, xóc cùng với muối tinh hoặc loại muối hạt đậm đà. Chọn đậu xanh chắc hạt, không ẩm mốc, ngâm nước cho bớt khô, loại bỏ sạn và vỏ đậu bị tróc ra. Đậu xanh sau khi rửa sạch cho vào nồi hấp chín.
  • Thịt lợn ba chỉ tươi chọn miếng nhiều mỡ, rửa sạch thái mỏng, ướp gia vị cho vừa ăn. Lá dong bánh tẻ khi hái từ rừng về đem rửa sạch, lau khô, cắt bớt gân cho lá mềm.
  • Lá cây núc nác trên rừng về mang đi tước vỏ, phơi khô, đốt lấy than. Bột than được lấy ra từ tro bếp của cây núc nác được nghiền giã, sàng lọc để lấy ra tinh bột, đem trộn với gạo nếp hương đã được ngâm sẵn.
  • Bột than và gạo nếp hương được trộn kĩ bằng tay cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen nhánh. Sau đó gói bánh chưng theo kích vừa ăn.
  • Trước khi luộc, bánh chưng đen được mang ngâm qua nước lạnh một lần. Sau đó mới cho bánh xếp vào nồi, đổ nước ngập mặt lá rồi bắt đầu luộc.
  • Người dân tộc Thái thường đun lửa bằng củi từ gỗ to để giữ lửa tốt khi luộc bánh. Trong khi đó, người miền xuôi lại thường nấu bánh chưng bằng bếp than. Trong khi luộc thì cho những nhánh hoa vừng đen của núi rừng vào cho thơm.
  • Luộc bánh chưng mấy tiếng còn tùy thuộc kích cỡ bánh. Thông thường, bánh chưng đen được luộc khoảng 8 – 10 tiếng, rồi vớt ra cho vào chậu nước lạnh rửa.
Bánh Chưng Đen – Trắng
Bánh Chưng Đen – Trắng

Nhân bánh giống như các dân tộc khác gồm có đậu xanh, thịt lợn bên trong. Thịt lợn sẽ không ướp với hạt tiêu mà dùng hạt thảo quả rang thơm, giã mịn rồi ướp qua đêm. Bánh có nhân thịt ướp thảo quả kết hợp với đậu xanh và tro cây núc nác tạo nên một hương vị riêng của người Giáy. Nếu được thử một lần, Hướng tin rằng bạn sẽ mê mẩn món bánh đặc sản SaPa này cực kỳ.

5. Bánh Xốp – Một Trong Các Loại Bánh Đặc Sản SaPa Ngon Khó Cưỡng

Bánh xốp là loại bánh đặc sản SaPa và là nét truyền thống của người Dao. Bánh xốp có màu trắng, hơi giống bánh bò. Nhưng khi ăn vào lại có mùi hơi giống mùi bánh mì ở miền xuôi nhưng lại không có vị. Dù không có vị nhưng món bánh này mùi thơm bánh mì là lạ, khiến cho người ăn cảm giác ăn mà không chán. Món bánh này có thể ăn kèm thịt hoặc ăn không chấm thêm đường cũng rất ngon.

bánh đặc sản sapa
Bánh Xốp

Quy trình làm bánh xốp – Bánh đặc sản SaPa

  • Bột sau khi xay xong để nghỉ, lớp bột lắng xuống dưới, người làm gạn lớp nước phía trên bỏ đi, đem bột trộn với đường theo tỷ lệ đường – gạo là 1 – 2. Khuấy đều cho đường tan hết rồi đem hấp.
  • Trước khi hấp, dưới chõ hấp bánh phải lót một lớp vải sạch, đun trên lửa to, hơi nước thật nóng mới đổ bột vào hấp cho đến chín.
  • Chõ bánh to sau khi chín được cắt thành từng miếng bánh nhỏ hơn, vừa ăn. Nếu có dịp ghé thăm SaPa bạn hãy một lần thử bánh xốp nhé.
  • Trước lúc xay gạo, người làm phải dùng một ít cơm nấu chín để nguội xay cùng tạo các bọt khí, tạo độ nở cho bánh.
bánh đặc sản sapa
Bánh Xốp

Bánh xốpbánh đặc sản SaPa không quá khó làm, nhưng đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Để bánh phồng, xốp, khô thì phải chọn loại gạo thật cứng, không dính, khi hấp bánh phải duy trì lửa cháy thật to, cháy đều, bánh mới nở được. Bánh xốp được làm từ gạo tẻ, loại gạo không dẻo, không dính. Gạo được ngâm qua đêm rồi đem xay với nước thành bột. Chắc chắn bạn sẽ bị chinh phục bởi sự thơm mềm và tràn ngập hương cây cỏ núi rừng của thức bánh đặc sản SaPa này.

Bạn vừa xem xong top 5 bánh đặc sản SapaTopthuonghieu chia sẻ với bạn. Liệu bạn đã chọn lựa được cho mình món đặc sản nào để thưởng thức và làm quà ưng ý nhất chưa? Chúc bạn có một kì nghỉ tuyệt vời, khám phá thêm nhiều món ngon và địa điểm thú vị khi tới Sapa xinh đẹp nhé!

>>>Xem ngay: 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here